• Bài tập chân cho bệnh nhân suy tĩnh mạch?

    3 bài tập nhỏ cho người STM. Không chỉ dành riêng cho người STM, những độc giả YDCM có công việc hay đứng lâu ngồi nhiều( dân văn phòng, BS, điều dưỡng, DS nhà thuốc, Nhân viên bán hàng,…) đều nên luyện tập để phòng ngừa STM nhé. Một ngày bạn nên tập khoảng 2 – 3 lần vào sáng, trưa, chiều để đạt hiệu quả. Mỗi lần chỉ cần khoảng 5 – 10 phút là đủ nhé.Các động tác thực hành tại chỗ: • Động tác # 1: Kiễng gót chân giúp lưu thông khí huyết. Đặt 2 bàn chân song song và có khoảng cách. Đứng cùng lúc cả 2 bàn chân lên các đầu ngón chân rồi hạ xuống. Lặp lại liên tục từ 15-30 giây. • Động tác # 2: Kê cao chân để giảm áp lực gia tăng tại tĩnh mạch chân. Nếu không tiện nằm xuống, bạn hãy kê cao chân lên một cái ghế và duỗi ra trong vòng 5 phút. • Động tác # 3: Đi bộ chậm rãi để giúp cơ thể bơm máu nhiều hơn. Hướng dẫn đi bộ đúng cách: khi chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân. Hãy duy trì đi bộ mỗi ngày 5 phút. • Động tác # 4: Xoa bóp chân để giúp máu lưu thông tốt ở vùng chân. Hãy ngồi xuống, nhẹ nhàng xoa bóp mắt cá rồi di chuyển từ bắp chân dọc lên đến đỉnh đùi. Có thể kết hợp vừa xoa bóp, vừa nâng cao chân để tránh áp lực lên trên tĩnh mạch. • Động tác # 5: Xoay khớp cổ chân để chân khỏe mạnh. Thực hiện từ 15-30 giây cho mỗi bên. 
  • Bệnh nhân suy tĩnh mạch có thể tập gym/ yoga?

    Hoàn toàn có thể tập gym cũng như yoga cho BN STM. Tuy nhiên cũng như lưu ý cho các môn thể thao chung, BN nên chú ý đến cường độ và thời gian luyện tập. Khi tập chú ý hạn chế các động tác dồn lực mạnh hay đột ngột lên chân nhé, ưu tiên các động tác duỗi thẳng chân. Bên cạnh đó, YOGA còn được cho rằng cải thiện đáng kể về mặt tinh thần, giúp giảm stress và nhiều lợi ích sức khoẻ khác. 
  • Môn thể thao nào tốt cho bệnh nhân suy tĩnh mạch?

    Đối với người STM việc tập luyện rất quan trọng, tuy nhiên phải chú ý cường độ cũng như thời gian tập luyện. Một số môn thể thao được khuyến cáo tốt cho BN STM là đạp xe, đi bộ, chạy bộ, bơi lội, …Tuy nhiên hãy chú ý cường độ tập nên giữ mức trung bình, thời gian tập dao động trong vòng 25-30′. Khi tập chú ý hạn chế các động tác dồn lực mạnh hay đột ngột lên chân nhé, ưu tiên các động tác duỗi thẳng chân. 
  • Ăn gì tốt cho bệnh nhân suy tĩnh mạch?

    Không chỉ ở người bình thường mà ở người STM cũng phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng 4 nhóm: đạm- đường bột -béo- vitamin,khoáng. Tuy nhiên đối với BN STM được khuyên bổ sung thêm thực phẩm giàu Vitamin E, C. Vitamin C và E là hai chất có khả năng chống lại những viêm nhiễm, tăng sức đề kháng. Vitamin C có tác dụng tích cực trong sản sinh collagen và elastin, 2 hoạt chất quan trọng với sự bền vững và tính đàn hồi của thành tĩnh mạch. Vitamin E giúp ngăn ngừa sự kết tạo các cục máu đông trong tĩnh mạch, phòng ngừa huyết khối. Tăng cường 2 loại vitamin này trong thực đơn cho người bị giãn tĩnh mạch giúp tăng khả năng lưu thông máu,giảm ứ trệ, giảm được triệu chứng đau, nặng chân do suy giãn tĩnh mạch.Các loại thực phẩm giàu vitamin E, C có thể kể đến như: Cam, quýt, bưởi, rau cải, ớt, ớt chuông, đu đủ, dâu tây(giàu vit C)…đu đủ, cải xanh, củ cải, quả bơ, dầu/bơ thực vật…(giàu vitamin E) 

LIÊN HỆ ĐỂ BÁO CÁO CẢNH GIÁC DƯỢC






    Không quá 400 từ.