- CHỌN ĐÚNG CẤP ĐỘ VỚ/TẤT
- CHỌN ĐÚNG SIZE VỚ/TẤT
- Nên mặc váy hoặc quần ngắn để dễ dàng đo kích thước chân tại cổ chân – bắp chân – đùi.
- Chọn tư thế ngồi hoặc đứng, thư giãn, thả lỏng chân.
- Bước 1: Đo vòng cổ chân – vòng nhỏ nhất, ngay trên mắt cá.
- Bước 2: Đo vòng bắp chân – vòng to nhất của bắp chân phía dưới gối.
- Bước 3: Đo vòng đùi – vòng phía trên đầu gối khoảng 15cm.
- Đo quá cao so với mắt cá/Đo ngay mắt cá.
- Đo chính giữa bắp chân (không phải vùng có số đo lớn nhất)/Đo ở vùng bắp chân sát đầu gối.
- Đo ở vùng đùi sát đầu gối.
- CHỌN ĐÚNG CHẤT LIỆU
- Nên mặc váy hoặc quần rộng, thoải mái.
- Chọn tư thế ngồi hoặc đứng.
- Đặc biệt, cần cắt gọn móng tay, móng chân để tránh trường hợp làm rách vớ/tất.
- Bước 1: Luồn tay vào trong vớ, nắm lấy phần gót vớ từ bên trong.
- Bước 2: Giữ phần gót vớ, lộn trái vớ, để lộ ra phần gót của vớ lên trên.
- Bước 3: Đặt các ngón chân vào đúng vị trí gót vớ, cuộn vớ nhẹ nhàng từ đầu ngón chân đến gót chân, sao cho phần gót vớ trùng vào phần gót chân.
- Bước 4: Dùng 2 tay nắm 2 bên miệng vớ và kéo vớ lên đều tay cho đến hết.
- Thân vớ không bị đùn.
- Gót vớ khớp với vị trí gót chân.
- Ngón chân vươn ra thoải mái.
- CÁCH GIẶT/BẢO QUẢN VỚ/TẤT Y KHOA
- Vớ/tất y khoa nên được giặt ở nhiệt độ 40°C, nên phơi trên mặt phẳng và để khô tự nhiên, tránh các nguồn nhiệt trực tiếp.
- KHÔNG ủi, sấy khô, giặt khô hay dùng thuốc tẩy cho vớ/tất y khoa.
- Để tránh làm hỏng vớ/tất y khoa, vuốt thẳng phần rìa xung quanh ngón chân và tháo bỏ trang sức khi đi vớ/tất.
- Nếu bạn không có thói quen đi dép trong nhà thì kể từ bây giờ nên tập dần thói quen này nhé. Việc mang giày dép thường xuyên sẽ giúp hạn chế các trường hợp vớ/tất bị ma sát quá nhiều với sàn nhà hay vướng vào các vật cản làm hư hỏng vớ/tất. Tất nhiên là hãy chọn những loại giày dép thoải mái cho đôi chân của bạn.
- LƯU Ý GÌ KHI SỬ DỤNG VỚ/TẤT Y KHOA
- Hãy nhờ trợ giúp của chuyên gia y tế (bác sĩ, dược sĩ) trong lần mang vớ/tất đầu tiên hoặc khi gặp tình trạng kích ứng, khó chịu do mang vớ/tất.
- Sử dụng vớ/tất giãn tĩnh mạch vào đầu buổi sáng, mang khi đi làm, tối về sẽ giảm tình trạng đau chân, sưng chân, nhức chân, tê chân và chuột rút chân một cách rõ rệt.
- Chọn vớ/tất đúng cấp độ và kích cỡ.
- Tránh các nếp gấp trên vớ/tất vì chúng làm tăng gấp đôi lực nén ép lên các cơ.
- KHÔNG cuộn hay gấp phần đầu vớ/tất do có thể dẫn đến cản trở lưu thông máu.
- Đảm bảo các đầu ngón chân có thể cử động thoải mái.
- Không mang giày dép quá chật hoặc không phù hợp để tránh làm hỏng lớp vải dệt của vớ/tất cũng như ảnh hưởng đến tác dụng trợ tĩnh mạch.
- Tháo bỏ các loại trang sức, phụ kiện trên chân, tay khi mang vớ/tất tĩnh mạch.
- Cắt gọn gàng móng tay, móng chân tránh làm rách vớ/tất.
- Cẩn trọng khi dùng các loại kem dưỡng, thuốc mỡ và dầu xoa bóp. Chúng có thể làm hỏng vớ/tất hoặc để lại các vết bẩn mà mắt thường không nhìn thấy.