CÁC MÔN THỂ THAO PHÙ HỢP CHO NGƯỜI SUY GIÃN TĨNH MẠCH

CÁC MÔN THỂ THAO PHÙ HỢP CHO NGƯỜI SUY GIÃN TĨNH MẠCHThể dục thể thao luôn là biện pháp hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Cùng tìm hiểu những môn thể thao nào phù hợp với bạn nhé!
  • ĐI BỘ 
Nhiều bệnh nhân cho rằng đi bộ không tốt vì hoạt động chân nhiều sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng suy tĩnh mạch, các triệu chứng ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN sẽ xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên sự thật là đi bộ giúp chân được vận động và lưu thông máu tốt hơn. Bên cạnh đó, đi bộ đúng cách giúp tăng lực cơ ngăn ngừa tình trạng suy tĩnh mạch sâu. Chúng ta nên đi bộ với một đôi giày thể thao đế mềm trên bãi cỏ hoặc nền cát. Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có thể sử dụng thêm vớ y khoa khi đi bộ để hỗ trợ khép van tĩnh mạch, giúp đưa máu về tim tốt hơn. Tuy nhiên, nếu việc mang vớ gây khó khăn cho quá trình vận động, bạn hoàn toàn không bắt buộc mang vớ y khoa khi tập thể thao nhé. Nhưng đi bộ sao cho đúng cách để vừa tốt cho chân mà lại không hại thêm các tĩnh mạch? Khi chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân. Trong khi đi bộ, gót được nhấc cao lên, máu từ gót và lòng bàn chân sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó, nhờ vào sự co cơ của cẳng chân, máu tiếp tục được đẩy về tĩnh mạch đùi. Chính vì vậy, quá trình đi bộ tuy nhẹ nhàng nhưng lại giúp máu lưu thông về tĩnh mạch chủ nhiều hơn và về tim tốt hơn. Về tốc độ, cường độ, quãng đường chỉ nên mức vừa phải, quan trọng giữ được sự thả lỏng ở chân, tuỳ thuốc địa hình nơi bạn sinh sống mà quãng đường là khác nhau, tuy nhiên lời khuyên là bạn nên đi khoảng 1-2 km nhẹ nhàng thôi nhé. Thời gian đi bộ cũng nên dao động khoảng 30 phút là đủ.
  • CHẠY BỘ
Đây là môn thể thao đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch sâu. Sự co cơ khi chạy bộ sẽ giúp tĩnh mạch hoạt động hiệu quả hơn, lực ép của cơ vào thành tĩnh mạch cũng sẽ mạnh hơn, giúp làm giảm ứ đọng máu cũng như giảm áp lực cho tĩnh mạch. Sau khi tập chạy, bệnh nhân suy tĩnh mạch nên thả lỏng và nâng chân lên cao để máu dễ dàng chảy về tim hơn, giúp giảm nhanh các triệu chứng đau mỏi chi dưới. Trong giai đoạn đầu của suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân nên thường xuyên chạy bộ để hạn chế tắc nghẽn tĩnh mạch nhưng chỉ nên chạy với cường độ phù hợp, hạn chế dồn lực mạnh lên chân. 30 phút chạy bộ nhẹ nhàng sẽ giúp đôi chân dễ chịu hơn đấy.Tuy nhiên, ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nông nên cẩn trọng khi chạy bộ vì sẽ khiến máu dồn về tĩnh mạch nông nhiều hơn và khiến tình trạng suy tĩnh mạch trở nên nặng nề hơn, do đó trong lúc chạy, chú ý không dồn lực mạnh vào chân, nên thả lỏng và chạy nhẹ nhàng . 
  • BƠI LỘI
Bơi lội là môn thể thao tốt nhất cho người suy tĩnh mạch. Tư thế nằm ngang cùng với sự vận động linh hoạt đôi chân khi bơi giúp tĩnh mạch thực hiện tốt chức năng đưa máu về tim, giảm những triệu chứng đau nhức. Bơi lội thường xuyên sẽ giúp lưu thông khí huyết, ngoài ra còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch, chính vì vậy một tuần bệnh nhân suy tĩnh mạch nên bơi từ 3-4 lần với nhịp độ vừa phải 30 phút đến 1 tiếng.Tuy nhiên cần tránh bơi lội lúc quá nắng nóng hoặc quá lạnh để bảo vệ sức khỏe, thời gian bơi cũng chỉ nên từ 25 – 30 phút để tránh cơ thể ngâm mình quá lâu trong nước, rất dễ cảm lạnh.
  • ĐẠP XE 
Đạp xe với đặc điểm là sự di chuyển linh hoạt của cổ chân giúp việc hồi lưu của tĩnh mạch dễ dàng hơn và làm giảm áp lực trong lòng tĩnh mạch.Khi đạp xe, hai chân không phải chịu nhiều áp lực của trọng lượng cơ thể và hai chân cần hoạt động liên tục giúp thúc đẩy tuần hoàn khí huyết ở hai chi dưới lưu thông tốt hơn. Nhờ vậy, đạp xe nhẹ nhàng và chậm rãi giúp cải thiện các tình trạng ứ đọng máu và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh suy tĩnh mạch. Đạp xe giúp cải thiện tình trạng ứ đọng máu và giảm nhẹ triệu chứng suy tĩnh mạchCho dù bạn chọn môn thể thao nào, điều quan trọng nhất vẫn là sự thoải mái của đôi chân. Vì vậy, khi tập luyện hãy lựa chọn trang phục thể thao thoải mái, kết hợp cùng giày đế mềm và nên tránh những trang phục quá bó sát bạn nhé.Bên cạnh việc sử dụng thuốc và vớ/tất y khoa, bệnh nhân suy tĩnh mạch nên thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe cho đôi chân. Tùy vào cấp độ bệnh suy tĩnh mạch sẽ có những môn thể thao phù hợp, chính vì vậy, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn bất kì môn thể thao nào nhé.Bài viết có sử dụng hình ảnh từ Internet.