Thông qua
Chuỗi hoạt động Tư vấn Suy tĩnh mạch của Daflon 500mg tại hơn 450 nhà thuốc trên 16 tỉnh thành trên toàn quốc, những con số đáng suy ngẫm đã được ghi lại:
Trong số
13000 người dân được tư vấn,
có hơn 30% người dân có nhiều hơn 2 trong 4 dấu hiệu của suy tĩnh mạch bao gồm:
ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN hoặc
chuột rút về cuối ngày.
Đặc biệt,
hơn 40% có dấu hiệu suy tĩnh mạch nhìn thấy được trên chân như tĩnh mạch mạng nhện, búi giãn tĩnh mạch nổi rõ, phù chân hoặc chân có biến đổi màu da.
Theo thống kê,
cứ 3 người trưởng thành từ 25 tuổi trở đi sẽ có
1 người mắc suy giãn tĩnh mạch từ cấp 1 trở đi! Đặc biệt, tỷ lệ mắc phải ở nữ giới cao
GẤP 3 LẦN nam giới. Những người phải làm công việc đứng lâu/ ngồi nhiều cũng có nguy cơ mắc cao hơn!
Vậy chính xác thì Suy tĩnh mạch là căn bệnh như thế nào? Các dấu hiệu đau chân, sưng chân, nặng chân hoặc chuột rút về cuối ngày thực sự có mối nguy hiểm tiềm tàng ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!
- BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN SUY TĨNH MẠCH?
Bình thường, máu từ dưới chân chảy về tim theo một chiều dưới sự hỗ trợ của các van trong lòng tĩnh mạch (van tĩnh mạch). Việc đứng lâu ngồi nhiều khiến máu bị ứ trệ ở dưới chân, tạo áp lực lên thành tĩnh mạch và các van tĩnh mạch. Theo thời gian khiến cho tĩnh mạch bị viêm, suy giảm chức năng và từ đó xuất hiện các dòng trào ngược trong tĩnh mạch. Kết cục là tĩnh mạch mất dần chức năng đưa máu trở về tim.
Máu bị ứ trệ gây ra các triệu chứng
ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN, chuột rút dọc cẳng chân và nặng lên về cuối ngày hay gây biến đổi trên bề mặt da như mạch máu mạng nhện, thay đổi sắc tố da và nặng hơn là loét. Có thể thấy, suy tĩnh mạch để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- YẾU TỐ NGUY CƠ SUY TĨNH MẠCH
Trên thực tế, không phải ai cũng có thể mắc suy tĩnh mạch. Tuy nhiên, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ sau đây thì không thể chủ quan nữa rồi!
– Nghề nghiệp phải đứng lâu ngồi nhiều: Nếu bạn hay người thân là: giáo viên, công nhân nhà máy, nhân viên văn phòng, dược sĩ,… thì các bạn chính là đối tượng dễ thấy nhất của căn bệnh Suy tĩnh mạch.
– Nữ giới: Như đã đề cập, nữ giới có tỷ lệ mắc suy tĩnh mạch cao gấp 3 lần nam giới, do ảnh hưởng từ nội tiết tố trong cơ thể. Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến nội tiết tố bao gồm: Mang thai và sử dụng thuốc ngừa thai.
– Cân nặng: Cân nặng quá khổ là nguy cơ gây nên rất nhiều căn bệnh, suy giãn tĩnh mạch cũng nằm trong số đó.
– Độ tuổi: Tuổi càng cao nguy cơ mắc suy tĩnh mạch càng lớn.
– Di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy, các thành viên trong gia đình sẽ có nguy cơ mắc suy tĩnh mạch cao hơn nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh tương tự.
- TRIỆU CHỨNG SUY TĨNH MẠCH
Triệu chứng của suy tĩnh mạch bao gồm: triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể.
Triệu chứng cơ năng là những triệu chứng chỉ bệnh nhân cảm nhận được, bao gồm:
– Nặng chân, tê chân, đau chân, tăng nặng về chiều tối.
– Đau dọc theo cẳng chân. Sưng chân. Tê bì/ Nóng rát dọc theo cẳng chân.
– Chuột rút về đêm
Triệu chứng thực thể là dấu hiệu khách quan có thể quan sát được, gồm:
+ Tĩnh mạch dãn: Mao mạch (tím), Mạng (xanh), Tĩnh Mạch hiển.
+ Phù.
+ Loét .
- CÂU HỎI NHẬN DIỆN SUY TĨNH MẠCH
Vậy, để giải quyết cho câu hỏi
“Tôi có mắc Suy tĩnh mạch hay không?”, bạn chỉ cần hoàn thành bài kiểm tra Có/ Không đơn giản dưới đây:
- Về triệu chứng:
? Triệu chứng có tăng nặng khi đứng lâu ngồi nhiều hay về cuối ngày hay không?
? Triệu chứng có giảm khi gác chân cao hay vào lúc sáng sớm hay không?
- Về nghề nghiệp:
? Công việc bạn đang làm có phải đứng lâu, ngồi nhiều thường xuyên hay không?
Nếu như câu trả lời là Có ở những câu hỏi trên, thì không cần băn khoăn thêm nữa, bạn có thể tập trung điều trị suy tĩnh mạch rồi đấy!
Đừng chủ quan với bất kì dấu hiệu nào của suy tĩnh mạch! Hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chẩn đoán nếu bạn gặp các triệu chứng
ĐAU CHÂN, SƯNG CHÂN, NẶNG CHÂN tăng nặng vào cuối ngày kèm chuột rút về đêm. Bảo vệ sức khỏe đôi chân cũng chính là cách yêu thương bản thân bạn đấy!
Bài viết có sử dụng hình ảnh từ Internet