4 CÁCH ĐỂ CHÂN KHỎE MÙA COVID

4 CÁCH ĐỂ CHÂN KHỎE MÙA COVID   Dịch bệnh đã để lại những tác động tiêu cực lên đôi chân, đặc biệt là đối với bệnh suy tĩnh mạch. Cùng tìm hiểu 4 cách để có CHÂN KHỎE MÙA COVID nhé  
  1. BỔ SUNG VITAMIN C, VITAMIN E VÀO CHẾ ĐỘ ĂN:
  Vitamin C và E là những chất có tác động tích cực bảo vệ thành mạch. Vitamin C giúp sản sinh collagen và elastin, 2 hoạt chất quan trọng với sự bền vững và tính đàn hồi của thành tĩnh mạch. Vitamin E giúp ngăn ngừa sự kết tạo các cục máu đông trong tĩnh mạch, phòng ngừa huyết khối. Tăng cường 2 loại vitamin này trong thực đơn cho người bị giãn tĩnh mạch giúp tăng khả năng lưu thông máu,giảm ứ trệ, giảm được triệu chứng đau, nặng chân do suy giãn tĩnh mạch.   Các loại thực phẩm giàu vitamin E, C có thể kể đến như: Cam, quýt, bưởi, rau cải, ớt, ớt chuông, đu đủ, dâu tây đu đủ, cải xanh, củ cải, quả bơ, dầu/bơ thực vật.  
  1. TẬP CÁC ĐỘNG TÁC “TRẺ HÓA” ĐÔI CHÂN TẠI NHÀ
  Những ngày phòng gym, yoga hạn chế mở cửa trong mùa dịch, bệnh nhân suy tĩnh mạch hoàn toàn có thể thư giãn cho đôi chân bằng những bài tập nhỏ tại nhà:   Động tác 1: Kiễng gót chân giúp lưu thông khí huyết. Đặt 2 bàn chân song song và có khoảng cách. Đứng cùng lúc cả 2 bàn chân lên các đầu ngón chân rồi hạ xuống. Lặp lại liên tục từ 15-30 giây.   Động tác 2: Kê cao chân để giảm áp lực gia tăng tại tĩnh mạch chân. Nếu không tiện nằm xuống, bạn hãy kê cao chân lên một cái ghế và duỗi ra trong vòng 5 phút.   Động tác 3: Đi bộ chậm rãi để giúp cơ thể bơm máu nhiều hơn. Hướng dẫn đi bộ đúng cách: khi chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân. Hãy duy trì đi bộ mỗi ngày 5 phút. Nhưng chỉ nên đi bộ trong khuôn viên nhà, hạn chế đến nơi đông người.   Động tác 4: Xoa bóp chân để giúp máu lưu thông tốt ở vùng chân. Hãy ngồi xuống, nhẹ nhàng xoa bóp mắt cá rồi di chuyển từ bắp chân dọc lên đến đỉnh đùi. Có thể kết hợp vừa xoa bóp, vừa nâng cao chân để tránh áp lực lên trên tĩnh mạch.   Động tác 5: Xoay khớp cổ chân để chân khỏe mạnh. Thực hiện từ 15-30 giây cho mỗi bên.  
  1. MANG TẤT Y KHOA
  Mùa dịch khiến mọi công việc được dời từ công ty về nhà, thời gian ngồi làm việc tăng lên khiến triệu chứng đau chân của bệnh nhân suy tĩnh mạch trầm trọng hơn. Lúc này, tất y khoa với cấu tạo đặc biệt giúp làm giảm áp lực lên chân chính là “cứu tinh” của bệnh nhân suy tĩnh mạch.  
  1. NGÂM CHÂN NƯỚC MÁT MỖI TỐI
  Sau một ngày hoạt động mệt mỏi, buổi tối chính là lúc tình trạng đau chân, nặng chân, nhức chân của bệnh nhân suy tĩnh mạch tăng nặng. Ngâm chân nước mát kết hợp xoa bóp chân sẽ giúp chân bệnh nhân được thư giãn, giảm nhẹ các triệu chứng trên.   Trang bị cho một ĐÔI CHÂN KHỎE MÙA COVID cùng sử dụng thuốc trợ tĩnh mạch Daflon 500mg để bảo vệ bản thân và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch nhé! Bài viết có sử dụng hình ảnh từ Internet  

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chưa phân loại

NHÀ THUỐC TỐT TỐT 

Đội ngũ ban biên tập website Daflon.com.vn trân trọng giới thiệu đối tác:   1. Nhà

Chưa phân loại

Hệ thống nhà thuốc Long Hiền 

Đội ngũ ban biên tập website Daflon.com.vn trân trọng giới thiệu đối tác:   1. Chuỗi

Chưa phân loại

BỊ GIÃN TĨNH MẠCH NÊN ĂN GÌ? KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

BỊ GIÃN TĨNH MẠCH NÊN ĂN GÌ? KHÔNG NÊN ĂN GÌ?   Một chế độ

Chưa phân loại

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VỚ/TẤT Y KHOA ĐÚNG CÁCH

HƯỚNG DẪN CHỌN VÀ SỬ DỤNG VỚ/TẤT Y KHOA ĐÚNG CÁCH Nối tiếp bài đăng

Chưa phân loại

CÁC MÔN THỂ THAO PHÙ HỢP CHO NGƯỜI SUY GIÃN TĨNH MẠCH

CÁC MÔN THỂ THAO PHÙ HỢP CHO NGƯỜI SUY GIÃN TĨNH MẠCH Thể dục thể

Chưa phân loại

UY TĨNH MẠCH NGUY HIỂM THẾ NÀO? BẠN CÓ BIẾT?

SUY TĨNH MẠCH NGUY HIỂM THẾ NÀO? BẠN CÓ BIẾT? Triệu chứng suy tĩnh mạch

Chưa phân loại

7 CẤP ĐỘ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN

7 CẤP ĐỘ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN   Suy tĩnh mạch bao gồm 7

Chưa phân loại

NHỮNG BẤT TIỆN KHI SỬ DỤNG VỚ Y KHOA

NHỮNG BẤT TIỆN KHI SỬ DỤNG VỚ Y KHOA 60% bệnh nhân suy tĩnh mạch

LIÊN HỆ ĐỂ BÁO CÁO CẢNH GIÁC DƯỢC






    Không quá 400 từ.