7 HIỂU LẦM TAI HẠI VỀ BỆNH TRĨ

BS. Đỗ Nguyệt Ánh
Trưởng Khoa nội tiêu hóa
Bệnh viện E

 

Bệnh trĩ tưởng chừng như phức tạp nhưng lại hết sức đơn giản nếu được hiểu đúng và hiểu đủ. Đọc ngay bài viết để xua tan nhầm tưởng bạn nhé! 

  1. Hiểu lầm số 1: Tôi không có trĩ!
  2. Hiểu lầm số 2: Bệnh trĩ không phổ biến
  3. Hiểu lầm số 3: Búi trĩ sa ra ngoài là trĩ ngoại
  4. Hiểu lầm số 4: Tiêu chảy không gây ra bệnh trĩ
  5. Hiểu lầm số 5: Đau rát hậu môn không phải triệu chứng bệnh trĩ
  6. Hiểu lầm số 6: Bệnh trĩ là phải phẫu thuật
  7. Hiểu lầm số 7: Bệnh trĩ có thể điều trị tại nhà và theo các phương pháp dân gian

1. Hiểu lầm số 1: Tôi không có trĩ!

Thật vậy, trĩ là cấu trúc sinh lý bình thường của cơ thể đó là các đám rối tĩnh mạch (búi trĩ), nằm ở phần cuối của ống tiêu hóa – khu vực hậu môn trực tràng. Bất kì ai trong chúng ta theo thời gian cấu trúc trĩ càng ngày càng phát triển và duy trì chức năng đầy đủ của ống hậu môn như giữ hơi, kiểm soát đại tiện. 


Cấu trúc trĩ là sinh lý bình thường của hậu môn 

Trong khi đó, bệnh trĩ là một bệnh liên quan tới tĩnh mạch hậu môn với các triệu chứng CHẢY MÁU, ĐAU, SƯNG, RÁT HAY CHẢY DỊCH. Lúc này, bệnh trĩ xuất hiện! Đọc ngay bài viết này để hiểu thêm về bệnh trĩ nhé!

2. Hiểu lầm số 2: Bệnh trĩ không phổ biến

Xuất hiện ở vị trí nhạy cảm, chính vì vậy mà người bệnh thường ngại ngùng không dám nói ra và trì hoãn việc đi chẩn đoán, điều trị nên người dân thường lầm tưởng bệnh này không phổ biến. Nhưng thực tế các khảo sát lại cho thấy bệnh trĩ rất phổ biến tại Việt Nam: 

“Bệnh trĩ là bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh thuộc về đại trực tràng ở nước ta với tỷ lệ từ 35 đến 50%” theo nghiên cứu của PGS. TS. BS. Nguyễn Xuân Hùng từ Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam.  

3. Hiểu lầm số 3: Búi trĩ sa ra ngoài là trĩ ngoại

Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn  

Thực tế cho thấy, hơn 90% bệnh trĩ được phát hiện là có búi trĩ nội. Và búi trĩ nội có thể sa ra ngoài ngay từ độ 2 nên người bệnh thường lầm tưởng mình đang có trĩ ngoại. Bệnh trĩ thường được phân loại thành trĩ nội và trĩ ngoại. 

Trĩ nội: búi trĩ xuất hiện từ trên đường lược. Đường lược là đường răng cưa, ranh giới giữa lớp trong cùng (biểu mô) trực tràng và hậu môn, hay còn gọi là đường hậu môn trực tràng. Vì trĩ nội khởi phát bên trong trực tràng nên ở giai đoạn sớm không thể nhìn thấy. Búi trĩ nội chỉ phát hiện ra đi đại tiện có sa xuống hoặc khi được nội soi. Trĩ nội thường đi kèm với triệu chứng chảy máu, đau rát & khó chịu ở hậu môn 

Phân chia độ của trĩ nội:  

  • Độ 1: Trĩ ở giai đoạn nhẹ, búi trĩ nằm trong ống hoàn toàn trong ống hậu môn, chưa sa ra ngoài 
  • Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn khi đi đại tiện, có thể tự co lên được 
  • Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn khi đi ngoài và phải dùng tay để đẩy lên 
  • Độ 4: Trĩ ở giai đoạn nặng, búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài ống hậu môn ngay cả khi không đi vệ sinh, dùng tay không đẩy lên được hoặc đẩy lên được nhưng búi trĩ lại sa ra ngoài ngay. Trĩ gây khó khăn cho việc đại tiện và sinh hoạt.  

Trĩ ngoại: búi trĩ nằm dưới đường lược, nằm bên dưới vùng da quanh hậu môn. Búi trĩ ngoại có thể nhìn và sờ thấy cũng như gây đau, khó chịu do cọ xát trực tiếp khi ngồi.  

4. Hiểu lầm số 4: Tiêu chảy không gây ra bệnh trĩ


Hình ảnh người bị tào tháo rượt 

Táo bón là nguyên nhân thường thấy gây ra bệnh trĩ đặc biệt ở người ít vận động, béo phì, cao tuổi hoặc có chế độ ăn uống thiếu khoa học. Tuy nhiên việc tiêu chảy kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Cùng tìm hiểu vì sao nhé.    

  • Táo bón: việc rặn sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu tăng nguy cơ gây bệnh trĩ. 
  • Tiêu chảy: việc đại tiện thường xuyên, nhiều lần trong ngày & thậm chí là nhiều ngày liên tiếp gây ra tăng áp lực khu vực hậu môn trực tràng. Ma sát liên tục lên thành tĩnh mạch búi trĩ dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sa giãn & chảy máu. 
  • Chế độ ăn uống không hợp lý như: thiếu chất xơ, nhiều dầu mỡ, ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, lạm dụng chất kích thích gây thay đổi nhu động đường ruột là yếu tố thuận lợi gây ra bệnh trĩ. 
  • Những người thừa cân, béo phì, ít vận động, những người ngồi quá lâu, khiến máu lưu thông ở vùng hậu môn bị suy giảm. 
  • Vân động quá mức, mang vác nặng gây áp lực lên vùng hậu môn, trực tràng. 
  • Ngoài ra phụ nữ mang thai và sau sinh có nguy cơ mắc bệnh trĩ do trọng lượng thai nhi áp lực lên ổ bụng hoặc áp lực trong quá trình sinh nở. Đặc biệt là 3 tháng cuối thai kì và sau khi sinh 

5. Hiểu lầm số 5: Đau rát hậu môn không phải triệu chứng bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể dễ dàng nhận diện bởi đại tiện ra máu đỏ tươi hoặc sa búi trĩ. Tuy nhiên nhiều người bệnh cũng trải qua tình trạng đau rát hoặc ngứa, chảy dịch mà không hay biết rằng đó cũng chính là những dấu hiệu của bệnh trĩ. 

  • Đi ngoài ra máu: Đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ, thường là máu đỏ tươi, có thể là máu thấm vào giấy khi đi vệ sinh, nhỏ giọt hoặc chảy thành tia, tùy vào mức độ tổn thương của hậu môn khi bị Trĩ. 
  • Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn. 
  • Đau rát hậu môn: Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. 
  • Đi ngoài thấy búi trĩsa ra ngoài hậu môn. Búi trĩ có thể tự động thụt lên (độ 1 hoặc độ 2) hoặc phải dùng tay đẩy lên (độ 3) hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn (trĩ ở độ 4). Những bệnh nhân trĩ độ 3 trở đi, triệu chứng này khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện trong các hoạt động hằng ngày. 

Các triệu chứng của bệnh trĩđều xuất hiện vào giai đoạn sớm của bệnh trĩ nhưng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở hậu môn như viêm ống hậu môn, sa trực tràng hay trầm trọng hơn là bệnh ác tính như polyp, ung thư. 

6. Hiểu lầm số 6: Bệnh trĩ là phải phẫu thuật

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ từ thay đổi lối sống đến điều trị nội khoa bảo tồn như là thuốc uống hay kem bôi viên đặt cho đến thủ thuật &phẫu thuật. Trên thực tế cần phối hợp các phương pháp điều trị này với nhau tùy thuộc vào mức độ của bệnh và mức độ rầm rộ của triệu chứng để nhanh chóng đạt hiệu quả tối ưu. 

Với bệnh trĩ được PHÁT HIỆN SỚM ở giai đoạn đầu, độ 1 độ 2, búi trĩ nhỏ, ít triệu chứng thì thường được ưu tiên điều trị nội khoa bảo tồn. Tức là sử dụng thuốc điều trị bao gồm các thuốc tăng trương lực tĩnh mạch, bền vững thành mạch như Daflon 1000, … Và các thuốc điều trị tại chỗ với tác dụng giảm triệu chứng khó chịu của bệnh nhân, hạn chế nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình lành vết thương búi trĩ như Linaflon, … Cùng với đó là kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động đúng cách.  

Với bệnh trĩ trong giai đoạn TRỞ NẶNG độ 3, độ 4, lúc này búi trĩ đã sưng to, các triệu chứng khó chịu ngày một nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mắc phải các biến chứng như nhiễm trùng, trĩ ngoại tắc mạch, hoại tử thì cần được điều trị can thiệp hoặc phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ đồng thời kết hợp điều trị nội khoa ở các giai đoạn nặng để giúp người bệnh sớm đạt được kết quả tối ưu. 

7. Hiểu lầm số 7: Bệnh trĩ có thể điều trị tại nhà và theo các phương pháp dân gian

Dù bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của bệnh trĩ, việc chẩn đoán và lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp đều cần có ý kiến của các nhân viên y tế là các bác sĩ và dược sĩ. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy hiện nay có rất nhiều bệnh nhân trĩ với tâm lý ngại ngùng, ngại chia sẻ, bệnh nhân thường tìm tới các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội hoặc các phương pháp điều trị dân gian truyền miệng. Sau đó, tự mua thuốc về bôi, đắp, hay tự can thiệp tại nhà. Các phương pháp này chưa được kiểm chứng bằng khoa học, hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa từng bệnh nhân và thậm chí không đảm bảo vệ sinh. Chính vì vậy, người bệnh tự điều trị tại nhà có thể dẫn tới một số hậu quả như: 

  • Tốn kém chi phí do điều trị kém hiệu quả mà phải sử dụng trong thời gian dài 
  • 1 số loại thuốc bôi, gel bôi trĩ không rõ xuất xứ có thành phần chưa được kiểm định dẫn đến bội nhiễm, hoại tử hậu môn  
  • Một số trường hợp dùng thuốc lâu ngày không khỏi mới đi khám, búi trĩ lớn gây tắc mạch, hoại tử chảy máu đen, vết hoại tử lan sang vùng xung quanh và đã bắt đầu biến thể. 
  • Do bệnh nhân tự điều trị nên bệnh lâu khỏi, bệnh nhân bị chảy máu dai dẳng có thể gây mất máu dẫn đến thiếu máu. Cơ thể lúc này không có đủ lượng hồng cầu cần thiết để trao đổi oxy sẽ gây nên tình trạng thiếu máu mãn tính biểu hiện: người mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt, người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược và có thể bị ngất xỉu bất cứ lúc nào. 
  • Chẩn đoán thiếu chính xác có thể dẫn đến bỏ sót một số bệnh lý ác tính khu vực hậu môn trực tràng như ung thư đại trực tràng – đây là một trong các bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu. 

Do đó, người bệnh không nên tự ý điều trị mà cần đi đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, chẩn đoán đầy đủ và chỉ định đúng phù hợp với từng trường hợp bệnh, sớm quay trở lại cuộc sống thường nhật cũng như tránh những hậu quả không mong muốn. Truy cập website Daflon.com.vn để đọc thêm nhiều bài biết bổ ích khác về bệnh trĩ bạn nhé! 


TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Godeberge P et al. (2020). Hemorrhoidal disease and chronic venous insufficiency: Concomitance or coincidence; results of the CHORUS study (Chronic venous and HemORrhoidal diseases evalUation and Scientific research). J Gastroenterol Hepatol, 35(4), 577-585.

2. Sheikh P et al. (2020). Micronized Purified Flavonoid Fraction in Hemorrhoid Disease: A Systematic Review and Meta-Analysis. Adv Ther, 37(6), 2792-2812.
3. Masuelli L et al. (2010). Topical use of sucralfate in epithelial wound healing: clinical evidences and molecular mechanisms of action. Recent Pat Inflamm Allergy Drug Discov, 4(1), 25-36.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kiến thức -Luyện tập

Phân độ trĩ ngoại mà bạn nên biết!

Trĩ ngoại là bệnh xuất hiện ở ngoài hậu môn, có thể dễ dàng nhận

Kiến thức -Luyện tập

BẠN CHỌN TẾT NỘI HAY TẾT NGOẠI

Hiểu về bệnh trĩ Điều trị bệnh trĩ

BỆNH NÀO CÓ THỂ DẪN ĐẾN BỆNH TRĨ?

BS. Vương Đình Tuyển Bệnh viện Quận 4    Bệnh trĩ dù lành tính nhưng

Điều trị bệnh trĩ

BỆNH TRĨ TÁI PHÁT DO ĐÂU?

BS. Bùi Quang Anh Chiêu Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ

Hiểu về bệnh trĩ Điều trị bệnh trĩ

TRIỆU CHỨNG GIÚP CHUẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ CHÍNH XÁC

BS. Hoàng Anh Bắc Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa,  Bệnh viện Thống Nhất  Triệu

Hiểu về bệnh trĩ Kiến thức -Luyện tập

GIẢI MÃ NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG SỰ THẬT VỀ CÂU NÓI “THẬP NHÂN CỬU TRĨ”

BS CKII. Đặng Thanh Phú Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận Tân Phú 

Điều trị bệnh trĩ

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG KEM BÔI, VIÊN ĐẶT HẬU MÔN

ThS. BS. Lưu Tuấn Thành Chuyên khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Medlatec 

Hiểu về bệnh trĩ Điều trị bệnh trĩ

BẠN CÓ BIẾT? BỆNH TRĨ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MÀ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT!

ThS. BS. Trần Đức Cảnh Khoa Nội soi bệnh viện K Trung Ương Cố vấn

Liên hệ nhận tư vấn






    Không quá 400 từ.