BS CKI. Võ Thanh Tuyền
Khoa Nội tiêu hóa
Bệnh viện Nhân dân 115
Ở phần 1 đã giới thiệu phương pháp điều trị nội khoa bằng thay đổi lối sống. Tiếp nối đó, đọc ngay bài viết này để tìm hiểu các loại thuốc trong điều trị nội khoa và một số lưu ý bạn nhé!
1. Điều trị bảo tồn trong bệnh trĩ |
1. Điều trị bảo tồn trong bệnh trĩ
Với đặc điểm bệnh đa phần gây “ngại ngùng” và hiếm khi nặng nề. Điều trị bảo tồn cơ bản bao gồm chế độ ăn nhiều chất xơ, thay đổi lối sống và điều trị giảm triệu chứng bằng kem bôi, viên đặt, thuốc trợ tĩnh mạch từ Pháp, ngâm nước ấm… Trong đó, phương pháp thay đổi lối sống, chế độ ăn, ngâm nước ấm đã được nói ở Phần 1.
Kem bôi/ viên đặt tại chỗ
- Thuốc thoa tại chỗ chứa thuốc tê, steroid (tên gọi khác: corticoid, corticosteroid), dưỡng ẩm và kháng sinh tại chỗ giúp giảm triệu chứng. Hiệu quả trong trường hợp ngứa, khó chịu hậu môn và không có bằng chứng cho thấy hiệu quả trong trường hợp trĩ thuyên tắc, kem nên được thoa 2 lần/ngày và không quá 7 ngày. Nếu sau đó vẫn còn triệu chứng, nên chuyển qua kem NSAID hơn là tiếp tục xài, để làm giảm nguy cơ teo niêm mạc hậu môn và quanh hậu môn.
- Kem bôi/ viên đặt chứa Sucralfate: Được nghiên cứu trong các bệnh lý hậu môn trực tràng giúp bao phủ và bảo vệ lớp biểu bì tránh các tổn thương, giảm nứt do quá trình đại tiện. Sucralfate thúc đẩy lành vết thương nhanh, giảm ngứa, tái tạo da khu vực hậu môn trực tràng. Qua đó, kem bôi viên đặt chứa Sucralfate sử dụng điều trị tại chỗ trong điều trị bệnh trĩ được ưu tiên sử dụng vì tính hiệu quả & đặc biệt an toàn cho nhiều đối tượng.
Hình: Linaflon điều trị bệnh trĩ, nứt hậu môn
Một vài hoạt chất dãn mạch, dãn cơ trơn, giúp giảm co thắt cơ thắt hậu môn như nitric oxide cũng cho thấy hiệu quả. Hoạt chất thoa tại chỗ chứ 0,5% nitroglycerin được báo cáo là làm giảm đau tạm thời và giảm co thắt cơ trơn vùng hậu môn. Nhưng chúng có thể gây ra tác dụng phụ là đau đầu.
Thuốc tăng sức bền tĩnh mạch (Thuốc tĩnh mạch từ Pháp 1000mg)
- Thuốc có tác dụng làm giảm sức căng và tình trạng ứ trệ của tĩnh mạch, bảo vệ, làm tăng sức bền của các mạch máu nhỏ.
- Thuốc này có thể ở dạng chiết xuất từ cây (Vd: flavonoids, hydroxyethylrutoside). Trong một nghiên cứu, thuốc tăng sức bền tĩnh mạch cho thấy hiệu quả khi có vai trò ổn định giai đoạn cấp của những trường hợp nặng trước khi phẫu thuật. Thuốc cũng được chứng mình giảm triệu chứng đau, chảy máu sau phẫu thuật.
Hình: Daflon 500mg và 1000mg trong điều trị trĩ
2. Khi nào người bệnh nên đến gặp bác sĩ?
Phần lớn người bệnh trĩ nội độ 1 hoặc 2 và đáp ứng với điều trị bảo tồn. Bạn nên gặp bác sĩ chuyên gia trong trường hợp trĩ tái phát hoặc biến chứng.
Tìm đến phòng khám hoặc bệnh viện có thể tiến hành thủ thuật- Bác sĩ ngoại tổng quát hoặc chuyên về hậu môn-trực tràng
- Trĩ nội độ 1 hoặc 2 có triệu chứng tái phát trong 6-8 tuần điều trị bảo tồn
- Trĩ nội độ 3 và 4
- Trĩ thuyên tắc, trừ TH trĩ ngoại huyết khối giai đoạn bán cấp (> 3 ngày), với TH này thì bệnh có thể giảm triệu chứng trong 7-10 ngày.
Tìm bác sĩ nội soi hoặc nội tiêu hóa
- Chảy máy tiêu hóa dưới trên 40 tuổi (nhằm loại trừ u)
- Có các dấu hiệu báo động: thiếu máu, chảy máu diến tiến không giống trĩ, tiền căn polyp đại trực tràng, tiền căn gia đình có viêm loét đại tràng hoặc ung thư đại trực tràng trực hệ (ba, mẹ, anh chị em ruột), tổn thương dạng chồi xùi nghi ngờ.
Chia sẻ thông tin cho người thân, bạn bè và gia đình để Êm Trĩ Dịu Mông bạn nha. Ngoài ra, theo dõi website daflon.com.vn để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Riss S, Weiser FA, Schwameis K, et al. The prevalence of hemorrhoids in adults. International journal of colorectal disease. 2012;27:215-220. Yeung T, D’Souza N. Quality analysis of patient information on surgical treatment of haemorrhoids on the internet. The Annals of The Royal College of Surgeons of England. 2013;95(5):341-344. Lohsiriwat V. Treatment of hemorrhoids: A coloproctologist’s view. World Journal of Gastroenterology: WJG. 2015;21(31):9245.
2. Trompetto M, Clerico G, Cocorullo G, et al. Evaluation and management of hemorrhoids: Italian society of colorectal surgery (SICCR) consensus statement. Techniques in coloproctology. 2015;19:567-575.
3. Orefice R, Litta F, Parello A, et al. A Prospective Study on the Efficacy of Two Different Phlebotonic Therapies as a Bridge to Surgery in Patients with Advanced Hemorrhoidal Disease. Journal of Clinical Medicine. 2021;10(8):1549.