ThS. BS. Lê Tú Anh
Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Tiêu Hóa
Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc, Hà Nội
Nứt kẽ hậu môn và trĩ đều là những bệnh lý xung quanh khu vực nhạy cảm và có một số biểu hiện giống nhau nên thường dễ nhầm lẫn. Đọc bài viết bên dưới để tìm hiểu một số khác biệt của nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ nhé!
1. Bệnh trĩ là gì? 2. Nứt kẽ hậu môn |
1. Bệnh trĩ là gì?
Khái niệm: Trĩ là cấu trúc tĩnh mạch bình thường của ống hậu môn. Bệnh trĩ là trường hợp các tĩnh mạch bị sưng lên ở bên trong hoặc ngoài ống hậu môn, thường xảy ra do tình trạng táo bón mạn tính hoặc tiêu chảy mạn tính. Tìm hiểu thêm bệnh trĩ tại đây.
Triệu chứng: Triệu chứng phổ biến nhất là đại tiện máu tươi, có thể kèm theo đau, rát, khó chịu & sa lồi khối ở hậu môn. Với bệnh trĩ ngoại thì triệu chứng không điển hình mà chỉ như 1 khối thịt thừa ở viền quanh hậu môn gây khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân: Bị ho mãn tính, táo bón lâu ngày, mang thai, công việc ngồi nhiều…
Các yếu tố như phụ nữ mang thai, táo bón lâu ngày, công việc ngồi nhiều dễ mắc bệnh trĩ
Điều trị:
Giai đoạn đầu (phân độ 1, 2) có thể điều trị bệnh trĩ bằng thuốc và thay đổi lối sống, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế tình trạng táo bón và giảm áp lực khi đại tiện.
- Các thuốc điều trị trĩ thường dùng như Daflon 1000mg, 500mg có tác dụng kháng viêm đặc hiệu tại tĩnh mạch búi trĩ, làm tăng sức bền thành mạch từ đó giảm chảy máu, giảm đau & co búi trĩ.
- Trong khi đó một số loại thuốc tại chỗ như Linaflon giúp làm giảm viêm, giảm đau, chống phù nề và giảm nhanh triệu chứng của người bệnh.
Bệnh trĩ ở giai đoạn nặng hơn (phân độ 3, 4) có thể xét đến kết hợp điều trị thuốc cùng phẫu thuật hoặc thủ thuật. Để tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh trĩ mới nhất bạn có thể đọc tại đây nhé!
2. Nứt kẽ hậu môn
Khái niệm: Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện các vết nứt ở phần da xung quanh hậu môn.
Vết nứt phần da xung quanh hậu môn
Triệu chứng: Gây ra nhiều đau đớn và khó chịu ở khu vực hậu môn, khiến người bệnh có tâm lý ngại đi vệ sinh. Triệu chứng đau là triệu chứng điển hình nhất của nứt kẽ hậu môn và mức độ đau đớn cũng rất nặng nề khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm đáng kể. Nứt kẽ hậu môn có thể kèm theo chảy máu khi đi ngoài. Vết nứt kẽ hậu môn thường ở vị trí 6h theo giải phẫu ống hậu môn ở vị trí sản khoa.
Nguyên nhân: Nứt kẽ hậu môn có thể do táo bón, mang thai, bệnh Crohn, …
Phòng ngừa: Duy trì thói quen tốt trong khi đi vệ sinh. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý giàu chất xơ và uống đủ nước.
Điều trị: Phương pháp phổ biến thường là cắt cơ thắt trong hậu môn, giúp giảm đau ngay lập tức. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu thì vết nứt có thể điều trị bằng thuốc, kem bôi như Linaflon mang lại hiệu quả giảm đau, giảm ngứa ngáy khó chịu và nhanh lành vết nứt kết hợp cùng thay đổi thói quen sinh hoạt.
Linaflon điều trị bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn
Tóm lại, bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn là hai bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn và dễ gây nhầm lẫn, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán đúng, từ đó đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, chính xác & hiệu quả. Theo dõi thêm các bài viết tại website daflon.com.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Godeberge P, Sheikh P, Zagriadskiĭ E, Lohsiriwat V, Montaño AJ, Košorok P, De Schepper H. (2020). Hemorrhoidal disease and chronic venous insufficiency: Concomitance or coincidence; results of the CHORUS study (Chronic venous and HemORrhoidal diseases evalUation and Scientific research). J Gastroenterol Hepatol, 35(4), 577-585. doi: 10.1111/jgh.14857
2. Masuelli L, Tumino G, Turriziani M, Modesti A, Bei R. (2010). Topical use of sucralfate in epithelial wound healing: clinical evidences and molecular mechanisms of action. Recent Pat Inflamm Allergy Drug Discov, 4(1), 25-36. doi: 10.2174/187221310789895649