BS. Bùi Quang Anh Chiêu
Khoa Ngoại tiêu hóa
Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn
Mặc dù bệnh trĩ có thể dễ dàng nhận diện và điều trị, tuy nhiên, điều này không đảm bảo rằng bệnh trĩ không tái phát. Vậy làm thế nào để bệnh trĩ có thể khỏi hoàn toàn?
1. Bệnh trĩ dù đã được điều trị vẫn có thể tái phát 2. Các đối tượng nguy cơ dễ mắc & dễ tái phát bệnh trĩ, không được chủ quan 3. Nên làm gì khi bệnh trĩ tái phát |
1. Bệnh trĩ dù đã được điều trị vẫn có thể tái phát
Ngày nay với tiến bộ của y khoa mà bệnh trĩ dễ dàng được chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, do các yếu tố công việc, cuộc sống hay thế độ ăn uống khó thay đổi mà dù đã điều trị thành công, bệnh trĩ có thể tái phát bất cứ lúc nào. Dấu hiệu khi tái phát bệnh trĩ có thể bao gồm:
- Sưng phồng và đau rát tại vùng hậu môn.
- Ngứa và khó chịu vùng xung quanh hậu môn.
- Xuất hiện máu khi đại tiện
- Cảm giác hậu môn bị căng thẳng và không thoải mái.
Vừa đi vệ sinh vừa lướt điện thoại khiến bệnh trĩ tái phát
2. Các đối tượng nguy cơ dễ mắc & dễ tái phát bệnh trĩ, không được chủ quan
Một số đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh trĩ hoặc tái phát bệnh sau khi đã điều trị bao gồm:
- Người có công việc đòi hỏi phải ngồi lâu mỗi ngày như nhân viên văn phòng, game thủ
- Người có công việc phải mang vác nặng, hoặc tập gym
- Người thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày, gây táo bón.
- Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh con.
- Người bị béo phì hoặc ít vận động.
- Người có tiền sử bệnh trĩ trong gia đình.
Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn
Đối với những đối tượng này, việc hiểu đúng hiểu đủ để từ đó chủ động đề phòng và điều trị hiệu quả bệnh trĩ là vô cùng quan trọng.
3. Nên làm gì khi bệnh trĩ tái phát
Khi gặp lại các triệu chứng tái phát bệnh trĩ, bạn nên tuân thủ những quy tắc cơ bản sau:
- Tư vấn từ nhân viên y tế: Nếu tái phát bệnh trĩ, bạn nên đến ngay bác sĩ để được tư vấn và có chiến lược điều trị kịp thời
- Điều trị kịp thời: Không nên chờ đợi và trì hoãn việc điều trị tránh tình trạng bệnh trĩ trở tồi tệ hơn như các biến chứng cũng như ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
- Thay đổi lối sống: Đảm bảo cung cấp đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày và tập thói quen đại tiện khoa học như ngồi không quá lâu, vệ sinh hậu môn bằng nước thay vì bằng giấy
- Tăng cường vận động: Luyện tập thể dục đều đặn có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ tái phát bệnh trĩ.
- Dùng thuốc đề phòng: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, thuốc trợ tĩnh mạch từ Pháp 1000mg kết hợp điều trị tại chỗ là kem bôi/ viên đặt nhằm tối ưu điều trị, lành thương nhanh chóng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Godeberge P, et al. (2020). Hemorrhoidal disease and chronic venous insufficiency: Concomitance or coincidence; results of the CHORUS study (Chronic venous and HemORrhoidal diseases evalUation and Scientific research). J Gastroenterol Hepatol, 35(4), 577-585. doi: 10.1111/jgh.14857
2. Sheikh P, et al. (2020). Micronized Purified Flavonoid Fraction in Hemorrhoid Disease: A Systematic Review and Meta-Analysis. Adv Ther, 37(6), 2792-2812. doi: 10.1007/s12325-020-01353-7
3. Reno Rudiman, et al. (2022). The efficacy of topical sucralfate in improving pain and wound healing after haemorrhoidectomy procedure: A systematic review, meta-analysis, and meta-regression of randomised clinical trials. I W J. doi: 0.1111/iwj.13901