ThS. BS CKII. Phạm Phúc Khánh
Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Lòi dom là tên gọi dân gian của bệnh trĩ. Hơn một nửa dân số mắc bệnh trĩ, thường bắt đầu sau tuổi 30. Ngày nay đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ từ thuốc uống, kem bôi, viên đặt cho đến thủ thuật hay phẫu thuật có thể được phối hợp để đạt được hiệu quả điều trị tối đa.
1. Lòi dom là gì? 2. Bệnh trĩ có thể tiến triển thành ung thư không? |
1. Lòi dom là gì?
Lòi dom là tên gọi dân gian của bệnh trĩ, ám chỉ những khối trĩ lòi ra ngoài hậu môn gây chảy máu và đau đớn. Tuỳ thuộc vào vị trí của búi trĩ người ta chia làm 2 loại: trĩ ngoại và trĩ nội. Cách phân biệt 2 loại trĩ ngay đây!
Hơn hết, có rất nhiều nguyên nhân và biến chứng gây ra bệnh trĩ mà bạn có thể tìm hiểu tại đây.
2. Bệnh trĩ có thể tiến triển thành ung thư không?
Bệnh nhân lo ngại Trĩ có thể gây ra ung thư
Câu trả lời là KHÔNG. Không có mối liên quan nào giữa bệnh trĩ và ung thư.
Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh trĩ, đặc biệt là đại tiện máu là dấu hiệu giống với bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng và 1 số bệnh đường tiêu hoá khác. Vì vậy khi xuất hiện dấu hiện này bệnh nhân phải được khám ở phòng khám bởi những bác sỹ chuyên khoa sâu về hậu môn đại trực tràng.
Những bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên nên được tầm soát ung thư đại trực tràng. Hãy gặp bác sỹ chuyên khoa hậu môn trực tràng ngay khi bạn có các dấu hiệu đại tiện ra máu, đau, sa để được tư vấn, khám và điều trị bệnh hiệu quả.
Truy cập ngay website Daflon.com.vn để cập nhật nhiều thông tin bệnh mới nhất và bổ ích bạn nhé!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Godeberge P et al. (2020). Hemorrhoidal disease and chronic venous insufficiency: Concomitance or coincidence; results of the CHORUS study (Chronic venous and HemORrhoidal diseases evalUation and Scientific research). J Gastroenterol Hepatol, 35(4), 577-585.
2. Sheikh P et al. (2020). Micronized Purified Flavonoid Fraction in Hemorrhoid Disease: A Systematic Review and Meta-Analysis. Adv Ther, 37(6), 2792-2812.
3. Masuelli L et al. (2010). Topical use of sucralfate in epithelial wound healing: clinical evidences and molecular mechanisms of action. Recent Pat Inflamm Allergy Drug Discov, 4(1), 25-36.